Print this page
10 07

Covid 19: Nên kinh tế toàn cầu đi xuống bằng thang máy, đi lên bằng thang bộ

In Blog
Written by 

Nền kinh tế thế giới đang bước vào nửa cuối năm 2020, và vẫn đang bị "đè nặng" bởi đại dịch Covid-19. Khi đại dịch bùng phát và cách thức lây nhiễm dịch bệnh quá dễ dàng và khủng khiếp buộc người dân và các chính phủ trên toàn thế giới phải cách ly, ở nhà và đóng cửa biên giới, các ngân hàng trung ương đã phải bơm hàng nghìn tỷ đô la để hỗ trợ thị trường, duy trì việc làm cho người lao động và cứu các công ty gặp khó khăn.

Nhưng cho dù các chính phủ có nỗ lực đến thế nào, thế giới vẫn đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng đến nay.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin ví von: "Kinh tế toàn cầu suy thoái như đi thang máy xuống, nhưng hồi phục như thang bộ đi lên".

Các cường quốc kinh tế cũng đang cố gồng mình để chống chọi và phục hồi nền kinh tế.

Nền kinh tế Mỹ:

GDP của Mỹ đã giảm 4,8% so với cùng kỳ trong quý đầu năm nay. Tổng sạn lượng nền kinh tế giai đoạn từ tháng tư đến tháng sáu được dự báo sẽ còn giảm mạnh hơn, có thể từ -20% trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức thấp kỷ lục 3,5% trong tháng Hai lên 14,7% trong tháng Tư và 13,3% trong tháng Năm.

Nền kinh tế Mỹ đã kết thúc chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử vào tháng Hai để bước vào suy thoái, mà nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi là do đại dịch Covid-19

Nền kinh tế Trung Quốc:

Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào tháng trước đã giảm 3,3% so với một năm trước tính theo đồng USD. Các nhà phân tích cho rằng tình trạng suy thoái là do nhu cầu của nước ngoài giảm đi. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa trở lại từ vài tháng trước nhưng nhiều cường quốc toàn cầu khác thì chỉ mới bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa trong vài tuần qua.

kinh te trung quoc trong covid 19

Đối với kinh tế trong nước của Trung Quốc, quá trình phục hồi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Nhập khẩu tháng trước đã giảm 16,7% tính theo đồng USD với một năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 1/2016, cho thấy tình hình tiêu dùng trong nước vẫn chưa khởi sắc.

Nền kinh tế Nhật Bản:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc đã giảm 3,4% trong quý I/2020. Theo số liệu thống kê, GDP của Nhật Bản cũng đã giảm 7,3% trong quý IV/2019 do hoạt động tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng bởi chính phủ Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% từ 1/10/2019. Đây cũng được coi là mức giảm lớn nhất kể từ quý II/2014 khi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế của chính phủ Nhật Bản vào tháng 4/2014.

kinh te nhat ban trong covid 19

Như vậy, cùng với việc Nhật Bản tăng trưởng âm trong quý IV/2019, nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức rơi vào tình trạng suy thoái sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kể từ năm 2015.
Và đối với Việt Nam

Một Quốc gia đã thành công khi ngăn chặn được đại dịch Covid tấn công nhưng không đứng ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Cũng sẽ mất một khoảng thời gian dài để phục hồi lại sản xuất như ban đầu và lấy đà tăng trưởng. Tuy nhiên vẫn thấy những dấu hiệu lạc quan cho nền kinh tế nước nhà.

Với tất cả những cơ hội đang được mở ra sau đại dịch Covid-19 cùng sự khao khát của giới đầu tư về một môi trường an toàn thì những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại... được kỳ vọng sẽ mở ra thời kỳ phát triển rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

 

Read 766 times Last modified on Thứ sáu, 10 Tháng 7 2020 03:07
Admin

Công ty TNHH Thang máy Vinalift là nhà cung cấp, lắp đặt và bảo trì chuyên nghiệp các loại thang máy như: Thang máy gia đình - Thang máy tải khách - Thang may gia dinh Mitsubishi - Thang may Mitsubishi - Thang may

Website: www.vinalift.com